“Feedback” là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong thời gian gần đây, đặc biệt là khi mua hàng online. Thông thường khi bạn mua một đồ nào đó trên mạng các chủ shop thường nhắn kèm câu ” Anh/ chị nhớ feedback cho em nhé”. Vậy Feedback là gì? Feeedback có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng Ben Computer tìm hiểu ngay tại đây nhé.
Bạn đang đọc: Feedback là gì? Cách Xử Lý Khi Nhận Được Feedback khách hàng?
Feedback là gì? Các hình thức Feedback
Từ Feedback hay còn được viết tắt là Fb là một từ tiếng Anh được ghép bởi từ feed- có nghĩa là một chuỗi và từ back có nghĩa là trở lại. Vì thế Feedback chúng ta có thể hiểu nôm na là sự phản hồi, những thông tin được gửi lại.
Feedback là gì mà đâu đâu cũng gặp trên mạng xã hội như vậy
Các thông tin Feedback trước đây phần lớn là đánh giá trực tiếp bằng miệng, hoặc thông qua phiếu góp ý. Nhưng khi công nghệ phát triển thì bạn có thể Feedback bằng Email, tin nhắn hoặc bình luận trên mạng xã hội.
Tại sao lại cần có Feedback?
Thuật ngữ này được sử dụng khá phổ biến trên Facebook, Zalo, Email, Google trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng phổ biến nhiều nhất là trong lĩnh vực marketing online.
Trên các Fanpage, những chợ bán hàng online Feedback cung cấp những phản hồi, bình luận của người mua để đánh giá mức độ hài lòng của họ về những sản phẩm, dịch vụ mà họ đã mua. Những phản hồi đó vừa giúp những shop bán hàng hiểu được nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Giúp các doanh nghiệp, nhà kinh doanh nâng cao được giá trị sản phẩm dịch vụ từ đó phát triển hoạt động kinh doanh. Còn với các feedback tốt đó chẳng phải là một hình thức quảng cáo thương hiệu gần gũi mà hiệu quả nhất hay sao.
Khi đứng trên phương diện người tiêu dùng thì Feedback lại là những tham khảo xác thực nhất để họ đưa ra sự lựa chọn tốt nhất cho mình trước khi quyết định mua một sản phẩm dịch vụ nào đó. Ngoài feedback từ những người xung quanh, mỗi khi cần thông tin về một sản phẩm nào đó bạn chỉ cần lên mạng xã hội search tên của nó, mọi feedback đều hiện ra.
Nếu như các sản phẩm, dịch vụ có những feedback tốt, tích cực thì chúng ta xem xét so sánh lựa chọn, còn ngược lại là những feedback tiêu cực, có nhiều yếu tố lừa đảo thì chúng ta nên tránh xa những sản phẩm đó.
Feedback giúp cho các chủ doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng đồng thời cũng giúp khách hàng đưa ra những lựa chọn tốt nhất
Mặt trái của Feedback
Chính bởi tác dụng của Feedback mà có rất nhiều người, nhiều doanh nghiệp đã biến Feedback trở nên biến chất với ý nghĩa ban đầu của nó. Đó là khi những người bán hàng, những doanh nghiệp dùng công nghệ, con người hoặc một cách nào đó đưa ra những Feedback “lừa đảo” để nâng tầm giá trị sản phẩm của mình che mắt người tiêu dùng, và cả hạ thấp sản phẩm, dịch vụ của đối thủ.
Rồi ngay cả chính người tiêu dùng đôi khi cũng tự mình đưa ra những Feedback không có tâm, không chính xác, hời hợt cũng góp phần làm cho những Feedback trở nên không có ý nghĩa mà còn làm sai lệch đi sự lựa chọn của người khác.
Cách có được Feedback khách hàng
Đây là câu hỏi mà các cá nhân, tổ chức kinh doanh đều quan tâm tới. Để có được những Feedback chính xác nhất không còn cách nào khác là phải nghiên cứu thị trường. Bạn có thể lấy feedback trực tiếp bằng miệng hoặc bằng phiếu góp ý, ngay tại chỗ mỗi khi khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời bạn cũng phải tạo những Fanpage Review để lấy feedback của người tiêu dùng…
Tìm hiểu thêm: Cách chèn chữ vào video đơn giản trên máy tính và điện thoại
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện nay thì rất dễ dàng có được những feedback từ khách hàng
Cách xử lý khi nhận được Feedback khách hàng
Để có được những Feedback chất lượng và có tâm nhất, khi có khách hàng gửi Feedback bạn hãy xử lý một cách thật khéo léo nhé:
- Hãy phản hồi lại feedback của khách hàng dù đó là feedback tích cực hay tiêu cực. Đưa ra lời cảm ơn chân thành vì những lời nhận xét mà khách hàng để lại.
- Nếu là Feedback tiêu cực thì hãy tìm hiểu rõ vấn đề và xử lý một cách thật khéo léo. Tim hiểu tính chính xác của bình luận đó và không giải quyết theo cảm xúc nhất thời.
- Với những Feedback tích cực thì cách giải quyết quá là dễ dàng rồi đúng không nào? Bạn chỉ cần đưa ra lời cảm ơn khách hàng hoặc có thể đưa ra những phần quà nho nhỏ cho khách hàng ở những lần mua tiếp theo.
>>>>>Xem thêm: 2 Cách đổi Background trong Google Meet Cực Dễ & Nhanh
Hãy xử lý Feedback khách hàng một cách khéo léo nhất nhé!
=> Việc xử lý những Feedback một cách khéo léo không chỉ thể hiện thái độ tôn trọng khách hàng, mà còn thể hiện cách làm việc chuyên nghiệp của người bán hàng. Hay nghĩ một cách sâu xa hơn đó chính là một cách quảng bá hình ảnh thương hiệu một cách có hiệu quả nhất.
Hy vọng với những thông tin được cung cấp ở trên đây đã giúp bạn hiểu rõ feedback là gì và feedback có ý nghĩa quan trọng như thế nào. Và mỗi chúng ta, mỗi người tiêu dùng, khi đưa ra mỗi Feedback hãy đưa ra những Feedback có tâm, đúng mực và thật chính xác nhé! Hãy thường xuyên theo dõi website https://ben.com.vn/tin-tuc/ để cập nhật thêm nhiều mẹo hữu ích hơn nhé.