Chỉ thị 22 là gì? Những nội dung bạn cần biết sau ngày 21/9

Chỉ thị 22 là gì? Những nội dung bạn cần biết sau ngày 21/9

Chỉ thị 22/CT-UBND được Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành ngày 20/9/2021. Nội dung chỉ thị này nói về việc điều chỉnh các biện pháp phòng – chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình diễn biến mới trên toàn địa bàn thành phố. Vậy chỉ thị 22 là gì? Những nội dung mới được áp dụng như thế nào? Cùng BEN tham khảo ngay sau đây nhé.

Bạn đang đọc: Chỉ thị 22 là gì? Những nội dung bạn cần biết sau ngày 21/9

Chỉ thị 22 là gì?

Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 có những chuyển biến tích cực, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội vào ngày 20/9/2021 đã ban hành chỉ thị 22. Chỉ thị đã nêu các chỉ đạo mới, vừa điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch, vừa đưa người dân quay lại phát triển kinh tế.

Chỉ thị 22 là gì?

Chỉ thị 22 là gì?

Trong đó có một số nội dung nổi bật như:

  • Không kiểm soát giấy đi đường đối với các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thực hiện di chuyển trong địa bàn Thành phố;
  • Toàn Thành phố thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15 từ 06h00 ngày 21/9/2021;
  • Duy trì các chốt kiểm soát hoạt động ra, vào Thành phố;
  • Một số hoạt động vẫn tiếp tục buộc tạm dừng;
  • Một số hoạt động được cho phép thực hiện và điều chỉnh(*);
  • Shipper được phép hoạt động từ 9-22h;
  • Tổ chức đám tang trong phạm vi gia đình;
  • Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ được phép hoạt động nhưng phải đảm bảo các yêu cầu;
  • Thay đổi một số quy định đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất, công trình xây dựng.

Để hiểu rõ hơn những thay đổi, cùng BEN tìm hiểu rõ hơn ngay sau đây.

Nguyên tắc chỉ thị 22 là gì?

Chỉ thị 22 được thực hiện trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội, cụ thể cùng tham khảo ngay sau đây.

Chỉ thị 22 là gì?

Nguyên tắc chỉ thị 22 là gì?

1. Không kiểm soát giấy đi đường đối với các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thực hiện di chuyển trong địa bàn Thành phố

Giám sát di biến động thông qua các ứng dụng CNTT, tăng cường kiểm soát và quản lý trong công tác phòng chống dịch trên toàn địa bàn Thành phố.

Trên địa bàn, nỗ lực không phát sinh thêm các thủ tục hành chính đối với các vấn đề của cá nhân, các tổ chức và doanh nghiệp theo chỉ đạo của Trung ương và Thành phố.

2. Toàn Thành phố thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15 từ 06h00 ngày 21/9/2021

Chỉ thị 15 được áp dụng thay cho chỉ thị 16 từ 06h00 ngày 21/9/2021. Theo nguyên tắc được nêu trong chỉ thị 15/CT-TTg ngày 27/3/2020, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 được điều chỉnh trên địa bàn Thành phố. Cùng đó áp dụng một số biện pháp cao hơn phù hợp với tình hình thực tế. Thời gian áp dụng cho đến khi toàn bộ người dân trong độ tuổi cho phép được tiêm chủng mũi 2 hoàn thành và có thông báo mới của Thành phố.

3. Duy trì các chốt kiểm soát hoạt động ra, vào Thành phố

Theo chỉ thị 22, các chốt tại các cửa ngõ ra vào Thành phố cùng các chốt tại các quận – huyện – thị xã giáp ranh với các tỉnh lân cận được tiếp tục duy trì để kiểm soát người, phương tiện di chuyển nhằm đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Các chốt tự quản tại các khu dân cư hoặc tổ dân phố cũng tiếp tục kiểm soát chặt các di biến động của người và phương tiện.

Đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo dừng các chuyến bay nội địa với mục đích thương mại đến sân bay quốc tế Nội Bài, sử dụng tuyến đường sắt đến Hà Nội để vận tải hành khách.

Kiểm soát chặt, cấm phát sinh các chợ tạm, chợ cóc trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

4. Một số hoạt động vẫn tiếp tục buộc tạm dừng

Các hoạt động tiếp tục tạm dừng:

  • Các hoạt động vận tải hành khách theo tuyến đường bộ, đường thủy.
  • Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng, cơ sở kinh doanh. Trừ trường hợp được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
  • Dừng các hoạt động tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.
  • Trừ các trường hợp được quy định cụ thể (theo(*)), các cơ sở kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tiếp tục tạm dừng hoạt động.

5. Một số hoạt động được cho phép thực hiện và điều chỉnh (*)

Thực hiện các hoạt động chính trị, đối ngoại cấp Nhà nước theo phê duyệt của các cấp có thẩm quyền, đồng thời tuân thủ các quy tắc phòng chống dịch.

Các cơ quan, công sở, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn cần bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (trừ các lực lượng vũ trang, cơ quan, đơn vị, lực lượng làm nhiệm vụ phòng, chống dịch) làm việc theo nguyên tắc 50/50, cụ thể 50% tại trụ sở và 50% sử dụng CNTT để làm việc tại nhà. Các thủ tục hành chính cần duy trì hoạt động bình thường, tiếp nhận và trả kết quả giải quyết theo hình thức trực tiếp tại các cơ quan, đơn vị, đảm bảo kịp thời giải quyết thủ tục hành chính cho các cá nhân và tổ chức theo quy định.

Trường hợp hội họp đông người thực sự cấp thiết do cơ quan Trung ương, cấp ủy, chính quyền địa phương: Các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung không quá 20 người trong 1 phòng, thực hiện nghiêm giãn cách tối thiểu và các biện pháp phòng chống dịch.

Tại các địa điểm công cộng: Không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người.

Cho phép các cơ sở cung cấp các dịch vụ thiết yếu như: cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa; siêu thị, siêu thị mini; cửa hàng kinh doanh hoa, quả, trái cây; chợ, chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm trên địa bàn.

Cho phép cửa hàng thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao phục vụ khám chữa bệnh và phòng chống dịch. Cho phép hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh. Cho phép ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ liên quan trực tiếp đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp, chứng khoán; cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội; dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa; bưu chính, viễn thông;  cửa hàng cắt tóc, gội đầu.

Cho phép các dịch vụ kinh doanh, sửa chữa, rửa xe ô tô, xe máy, phương tiện giao thông; điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng; cửa hàng kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng; cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, thiết bị, đồ dùng học tập, sách; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (chỉ bán hàng mang về) và đóng cửa trước 21 giờ hàng ngày; các  hoạt động kinh doanh trên các sàn điện tử thương mại, sử dụng dịch vụ giao hàng trực tuyến.

Tìm hiểu thêm: Superfetch là gì? Có nên tắt Superfetch Services trên Win 10

Chỉ thị 22 là gì?
Nguyên tắc chỉ thị 22 là gì?

6. Shipper được phép hoạt động từ 9-22h

7. Tổ chức đám tang trong phạm vi gia đình

Đám tang chỉ tổ chức trong phạm vi gia đình. Giới hạn không quá 20 người, hạn chế các đoàn thăm viếng, mỗi đoàn không quá 05 người.

8. Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ được phép hoạt động nhưng phải đảm bảo các yêu cầu

Yêu cầu xây dựng được phương án thích ứng, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch. Người sở hữu cơ sở phải chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn lao động và an toàn dịch tễ cho người lao động và cộng đồng. Cần yêu cầu kiểm soát phòng, chống dịch đối với toàn bộ người đến mua hàng/sử dụng dịch vụ. Yêu cầu 100% khai báo y tế, sử dụng CNTT khi phát sinh di biến động và thực hiện nghiêm quy tắc 5K.

Thực hiện công tác sản xuất và các hoạt động kinh doanh phải đảm bảo tuân thủ theo hướng dẫn an toàn phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại quy định do Trung ương và Thành phố ban hành.

9. Thay đổi một số quy định đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất, công trình xây dựng

  • Đối với nhà máy, cơ sở sản xuất ngoài Khu/Cụm công nghiệp: Phải thực hiện đầy đủ quy định của Trung ương và Thành phố; phê duyệt kế hoạch gửi UBND xã, phường, thị trấn để quản lý, giám sát, kiểm tra, chủ động sản xuất an toàn đáp ứng tình hình dịch bệnh; chịu hoàn toàn trách nhiệm trước chính quyền địa phương về công tác phòng, chống dịch bệnh của đơn vị phụ trách.
  • Đối với nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong các Khu/Cụm công nghiệp: Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Công Thương cùng Trưởng Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội; chịu hoàn toàn trách nhiệm và đảm bảo triển khai các biện pháp phòng, chống dịch tại Khu/Cụm công nghiệp. Cần cam kết đảm bảo an toàn phòng chống dịch, đảm bảo hoạt động sản xuất hàng hóa tránh không gây đứt gãy chuỗi cung ứng. Quản lý chặt chẽ nơi ở, di biến động của các công nhân, lao động trong Khu/Cụm công nghiệp đóng trên địa bàn.
  • Đối với công trình xây dựng: Căn cứ theo quy mô công trình và thẩm quyền quản lý, Sở Giao thông vận tải cùng Sở Xây dựng, Sở Công Thương và UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp các đơn vị liên quan; thực hiện quản lý, hướng dẫn tổ chức các hoạt động xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu an toàn phòng, chống dịch bệnh.

Chỉ thị 22 là gì?

>>>>>Xem thêm: Chia sẻ 3 cách khóa file excel nhanh chóng cho những ai chưa biết

Chỉ thị 22 là gì?

Trên đây là nội dung của chỉ thị 22. Chắc hẳn bạn đã hiểu được chỉ thị 22 là gì, mức độ quan trọng và cần thiết của chỉ thị này. Mong các bạn sẽ thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Hi vọng bài viết trên của BEN sẽ giúp ích cho quý bạn đọc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *