CEO là gì? Vai trò và yêu cầu đối với CEO trong doanh nghiệp

CEO là gì? Vai trò và yêu cầu đối với CEO trong doanh nghiệp

Chúng ta vẫn thường hay nghe đến các CEO trong doanh nghiệp nhưng lại chưa biết đó là chức vụ gì. Để trả lời cho câu hỏi CEO là gì? Ben Computer sẽ giúp bạn biết rõ hơn về vị trí này, ngoài ra nếu bạn nào muốn trở thành CEO chắc chắn sẽ cần biết Vai trò và yêu cầu đối với CEO trong doanh nghiệp là gì. Hãy theo dõi bài viết sau nhé!

Bạn đang đọc: CEO là gì? Vai trò và yêu cầu đối với CEO trong doanh nghiệp

CEO là gì?

CEO (viết tắt của từ tiếng anh: Chief Executive Officer) hay còn gọi là Giám đốc điều hành. Ở Việt Nam, CEO còn có các tên gọi khác như Tổng Giám đốc, Giám đốc công ty. Đây là người nắm giữ quyền điều hành doanh nghiệp, từ tầm nhìn, chiến lược của CEO mà công ty có định hướng phát triển trong ngắn hạn và dài hạn. Đây cũng là người chịu trách nhiệm cho sự “thăng, trầm” của  doanh nghiệp. Tuy vậy, CEO vẫn chịu sự quản lý từ hội đồng quản trị.

ceo là gì

Định nghĩa CEO là gì

Vai trò của CEO đối với doanh nghiệp?

Là người đứng đầu doanh nghiệp, chắc chắn vai trò của CEO là vô cùng quan trọng, cùng với đó là trách nhiệm của CEO nặng nề hơn hẳn.

  • CEO chịu trách nhiệm trong việc đưa ra tầm nhìn, định hướng và lập kế hoạch thực hiện cho doanh nghiệp
  • CEO chịu trách nhiệm với kết quả cuối cùng của các kế hoạch, về lợi nhuận, tăng trưởng và các mục tiêu đã đề ra.

Tìm hiểu thêm: Cách quay màn hình điện thoại iPhone, Android đơn giản nhất

nhân viên ceo là gì
Vai trò của CEO đối với doanh nghiệp

Nghe có vẻ ít nhưng công việc mà CEO cần làm là một khối lượng lớn, như:

  • Đề ra chiến lược thực hiện theo tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp.
  • Trực tiếp chỉ đạo các phòng ban triển khai kế hoạch đã được phê duyệt bởi Hội đồng quản trị.
  • Đóng góp ý kiến và đề xuất để khắc phục những hạn chế của doanh nghiệp, từ đó có những hướng đi mới phát triển hơn.
  • Xây dựng và quảng bá thương hiệu doanh nghiệp.
  • Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực.
  • Xây dựng các chính sách, quy định về nhân sự, chế độ, lương, thưởng, trợ cấp…
  • Phê duyệt các kế hoạch do phòng ban đề xuất.
  • Đàm phán và ký kết hợp đồng với khách hàng là các doanh nghiệp, với các đối tác,…
  • Đánh giá hiệu quả hoạt động của từng phòng ban, của cả doanh nghiệp theo định kỳ, từ đó đưa ra chiến lược mới cho giai đoạn tiếp theo.

Làm sao trở thành nhân viên CEO của một công ty?

Để trở thành một CEO đó không phải việc dễ dàng, vì những gì bạn nhận được sẽ thực sự tương xứng với những gì bạn bỏ ra. Là một CEO, bạn cần có:

ceo là gì trong công ty

>>>>>Xem thêm: Chân thành hay trân thành, 99% người viết sai chính tả

Làm sao trở thành CEO của một doanh nghiệp
  • Tầm nhìn

Bạn cần có tầm nhìn về cả dài hạn và ngắn hạn để từ đó đưa ra những kế hoạch, chiến lược phát triển công ty qua từng thời kỳ. Tuy sẽ có lúc những yếu tố khách quan bên ngoài làm tác động đến kế hoạch thực hiện, nhưng nếu là người có tầm nhìn, bạn sẽ có thể điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp.

  • Kiến thức

Là một CEO, bạn không chỉ cần có kiến thức chuyên môn mà còn cần có những kiến thức rộng rãi ở các lĩnh vực khác.

  • Kỹ năng quản trị tốt

Đây là nền móng để bạn có thể trở thành một giám đốc điều hành giỏi. Ngoài những kiến thức được đào tạo trên ghế nhà trường, được lĩnh hội khi tham gia các khóa học quản trị, bạn phải liên tục nghiên cứu, cập nhật các kiến thức về quản trị, linh động áp dụng vào doanh nghiệp của mình.

  • Kinh nghiệm quản lý

Để là một CEO ở doanh nghiệp lớn, trước hết bạn cần từng có kinh nghiệm quản lý ít nhất từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra các kỹ năng về đối nhân xử thế là điều rất cần thiết.

  • Khả năng chịu áp lực tốt

Với một khối lượng công việc khổng lồ và trách nhiệm cao cả, quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, bạn cần phải là người có khả năng chịu được áp lực tốt, luôn giữ cho mình sức khỏe tốt và một cái đầu lạnh, tinh thần vững chắc. Có như vậy bạn mới có thể vượt qua được những rào cản thách thức đầy khó khăn ngoài kia.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu được nhiều hơn về CEO là gì và những vai trò, trách nhiệm, công việc mà một CEO cần làm. Chúc bạn may mắn và thành công trên con đường trở thành CEO.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *