Nhiệt độ CPU bao nhiêu là ổn? Nếu CPU quá nhiệt thì sao? Đâu là cách chăm sóc CPU để dùng lâu dài hơn?
CPU hay còn gọi là bộ xử lý trung tâm, đóng một vai trò không thể thiếu trong trong cấu tạo của một chiếc máy tính. Trong quá trình sử dụng, yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoạt động của bộ phận phần đầu não – CPU này. Vậy nhiệt độ CPU bao nhiêu là ổn? Nếu CPU quá nhiệt thì phải làm sao? Cách chăm sóc CPU được lâu bền hơn? Cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Bạn đang đọc: Nhiệt độ CPU bao nhiêu là ổn? Nếu quá nhiệt thì sao?
Nhiệt độ CPU bao nhiêu là ổn?
Đối với các tác vụ bình thường như công việc văn phòng, nhiệt độ CPU lý tưởng nhất nên nằm trong khoảng 50-70. Nếu người dùng sử dụng máy tính để chơi game, nhiệt độ có thể lên tới 80 độ C.
Để theo dõi và kiểm tra nhiệt độ CPU tiện lợi hơn, người ta chia thành 5 khoảng nhiệt dưới đây. Bằng việc theo dõi khoảng nhiệt này, bạn có thể biết được nhiệt độ CPU bao nhiêu là ổn.
Nhiệt độ CPU từ 30 – 40 độ C: CPU không gặp vấn đề về nhiệt độ. lúc này máy tính chỉ chạy các phần mềm không ngốn RAM như word, lướt web,… Đây cũng được là nhiệt độ ổn và bình thường của CPU.
Nhiệt độ từ 50 – 60 độ C: Nếu bạn chơi game trong thời gian tương đối lâu hoặc đang sử dụng các phần mềm thiết kế đồ họa nặng thì khoảng nhiệt này là trung bình. Lúc này CPU hoạt động bình thường và không có dấu hiệu bị mệt.
Nhiệt độ từ 60 – 70 độ C: CPU lúc này vẫn hoạt động bình thường và trong ngưỡng nhiệt độ cho phép. Tuy nhiên bạn cũng không nên để tình trạng này diễn ra 4 tiếng, sẽ dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho máy tính.
Trên 71 độ C: Lúc này CPU đã vượt quá mức nhiệt độ bình thường. Việc bạn cần làm ngay là tắt máy tính để cho hệ thống được nghỉ ngơi. Bạn cũng cần can thiệp một số thao tác để hạ nhiệt độ CPU.
Trên 80 độ C: CPU của bạn đang nằm ở mức nhiệt độ cảnh báo và hệ thống có thể sập nguồn ngay lập tức. Điều này rất nguy hại và có thể phá hủy máy tính của bạn.
Hiện nay các hãng đều công bố nhiệt độ tối đa các loại CPU trên website của hãng. Khách hàng chỉ cần gõ mã máy trên website để tra cứu các thông số CPU dưới dạng liệt kê hoặc mã hóa.
Tuy nhiên để hiểu được các dữ liệu bằng phần mềm hoặc trên website bạn cần nắm được các thông số sau:
CPU Temperature – Tcase (Nhiệt độ CPU): Đây sẽ là nhiệt độ được tính từ mặt trên của CPU ở chính phần tiếp xúc với keo tản nhiệt. Người ta dùng Diot cảm biến ở lõi CPU để đo nhiệt độ. bạn nên để tâm đến Tcase bởi đây là thông số quan trọng.
Core Temperature – Tjunction (Nhiệt độ lõi) : Là phần nhiệt độ được tính ở bên trong lõi khi bạn ép xung. Tjunction Max chính là giới hạn nhiệt độ cao nhất của lõi CPU.
Idle Temperature (Nhiệt độ khi nhàn rỗi): Đây là mức nhiệt độ khi máy mở màn hình desktop, tức là không mở bất kể một phần mềm nào.
Normal Temperature (Nhiệt độ bình thường): Là mức nhiệt độ khi CPU chạy các phần mềm văn phòng hay chơi game hoặc thiết kế đồ họa,…
Max Temperature (Nhiệt độ tối đa): Là nhiệt độ cao nhất nhưng vẫn giúp CPU hoạt động bình thường. Mức nhiệt này phải được tính theo thông số trên website của hãng.
Nếu như bạn test thấy nhiệt độ CPU bằng hoặc dưới mức cho phép thì thiết bị của bạn vẫn sẽ hoạt động bình thường và không bị hỏng hóc gì. Còn nếu như test thấy CPU có nhiệt độ vượt quá mức cho phép thì sao? Câu trả lời hiển nhiên là khả năng hoạt động của CPU máy tính sẽ không hề ổn định với mức nhiệt độ quá cao.
Thông thường nếu đạt đến ngưỡng nhiệt độ tối đa, CPU của máy sẽ tự điều chỉnh hoạt động xung nhịp để làm cho máy hạ nhiệt. Trong trường hợp nhiệt độ CPU vẫn tiếp tục tăng thì CPU sẽ tự dừng hoạt động. Vậy nên khi nhận thấy mức nhiệt CPU đang quá giới hạn, bạn nên chủ động tắt máy để máy có một khoảng thời gian hạ nhiệt.
CPU quá nhiệt thì sao?
Nếu như không có biện pháp can thiệp khi CPU bị quá nhiệt thì hậu quả xảy ra với chiếc máy tính/laptop của bạn sẽ gặp phải là khá nặng nề. Trước hết, tình trạng này sẽ làm thiết bị của bạn sẽ bị giảm tuổi thọ.
Nếu như tình trạng xảy ra thường xuyên với nhiệt độ quá cao, các vi mạch xung quanh máy hay cả mainboard bị lỏng dẫn đến CPU bị hỏng và thiết bị sẽ không thể hoạt động được.
Tìm hiểu thêm: Top 5 Bộ Phim hoạt hình hay nhất thế giới bạn nên xem
Cách chăm sóc CPU
Để phòng tránh những hỏng hóc không đáng có khi nhiệt độ CPU quá cao, bạn có thể áp dụng một số giải pháp sau đây.
1. Điều đơn giản mà dễ làm nhất là bạn hãy thiết lập lại cách bố trí trong thùng máy một cách gọn gàng và thoáng hơn để giúp việc tán nhiệt được hiệu quả.
2. Thực hiện tra keo tản nhiệt định kỳ (ít nhất 2 năm/1 lần) cho máy tính/laptop.
3. Nếu là PC bạn có thể lắp thêm quạt tản nhiệt để tăng khả năng lưu thông không khí tốt, giúp CPU hoạt động ổn định hơn.
4. Nếu bạn dùng Laptop và không thể gắn thêm quạt tản nhiệt thì có thể ngồi trong phòng có máy lạnh để nhiệt độ giảm nhanh hơn.
5. Thường xuyên vệ sinh máy tính định kỳ, loại bỏ các bụi bẩn bám trên quạt tản nhiệt cũng như các bộ phận xung quanh máy để làm tăng hiệu suất cũng như tránh gây ra tiếng ồn cho máy khi hoạt động.
>>>>>Xem thêm: 6 công cụ chuyển đổi YouTube sang MP3 miễn phí
CPU là bộ phận quan trọng, vì vậy bạn không nên phớt lờ khi thấy nhiệt độ CPU nóng bất thường. Bên cạnh đó nếu máy tính của bạn bỗng dưng dở chứng, bạn nên nghĩ tới CPU trước tiên. Để CPU hoạt động tốt thì bạn có thể tham khảo các dòng CPU cao cấp chuyên cho gaming thì sẽ chịu nhiệt độ và hoạt động tốt hơn. Bạn có thể liên hệ với nhân viên tư vấn để tham khảo các dòng CPU.
Hy vọng những thông tin trong bài viết có thể giúp bạn trả lời câu hỏi nhiệt độ CPU bao nhiêu là ổn trong quá trình sử dụng máy tính để kéo dài tuổi thọ bộ máy tuyệt vời của mình.