Nếu một ngày đẹp trời tự nhiên bạn của bạn nhắc đến từ yêng hùng với bạn, chắc hẳn sẽ khiến bạn cảm thấy bỡ ngỡ. Tuy nhiên bạn cũng đừng lo lắng quá vì không hiểu nghĩa của nó là gì vì đây không phải là một từ được dùng phổ biến. Nếu bạn cũng đang tò mò về cụm từ này thì hãy cùng Ben Computer cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây về định nghĩa “yêng hùng” là gì nhé.
Bạn đang đọc: Yêng hùng nghĩa là gì? Tìm hiểu văn hóa Nam Bộ trong Tiếng Việt
Yêng hùng nghĩa là gì?
Để giải thích từ yêng hùng nghĩa là gì? Ben Computer sẽ phân tích một số ví dụ sau đây.
Ở Nam Bộ trước kia, người ta thường nói “bộ hiềng”, thay vì “bộ hành” để chỉ khách đi đường. Như những dẫn chững đã được ghi nhận trong Từ điển từ ngữ Nam Bộ của Huỳnh Công Tín và Từ điển phương ngữ Nam Bộ do Nguyễn Văn Ái chủ biên.
Có các ví dụ khác:
- “Kiểng” trong “cá kiểng”, “cây kiểng”, “chim kiểng”… là điệp thức của “cảnh” trong “cá cảnh”, “cây cảnh”…
- Chữ “thiềng” trong “kiền thiềng” chính là “thành” [誠] trong “thành tâm”, “thành ý”… và còn rất nhiều ví dụ khác.
Có nhiều dẫn chứng như đã ghi nhận trong Dictionarium AnamiticoLatinum (Tự vị Annam Latinh, 1772-73) của Pierre Pigneaux de Béhaine, Đại Nam quốc âm tự vị của Huình – Tịnh Paulus Của, Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức.
- Chữ “Miểng” trong “miểng chai” chính là điệp thức của “mảnh” trong “mảnh chai”, “mảnh bom”, “mảnh giấy”.
- Chữ “manh” trong “chiếu manh”, đặc biệt là của “miếng” trong “miếng cơm”, “miếng nước”, “miếng thịt”…, cuối cùng là của “mánh” trong “mánh khóe”.
Với những dẫn chứng trên, ta có thể tin rằng “yêng” là điệp thức của “anh” trong “anh hùng”. Theo từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học (Vietlex) do Hoàng Phê chủ biên giảng yêng hùng chính là “[khẩu ngữ, ít dùng] anh hùng [nói trại với dụng ý châm biếm, giễu cợt]”.
Ý nghĩa của từ yêng hùng
Vậy cuối cùng từ yêng hùng nghĩa là gì? Thực ra, từ yêng hùng ở đây không phải là vì dụng ý châm biếm, giễu cợt. Chúng được nói trại đi, vì trong lịch sử của nó, chữ “anh” trong “anh hùng” đã từng có thời mang vần IÊNG (YÊNG) và có giá trị trung hòa như “yếng”, “hiềng”, “kiểng”, “thiềng”, “miểng” trong các thí dụ trên đây.
Ngoài ra riêng nó còn có thể là do tệ kiêng húy mà phải biến đổi từ “anh” thành “yêng”. Về sau, khi việc kiêng đối với “yêng” không còn hiệu lực nữa và hai tiếng “anh hùng” đã trở nên thông dụng. Nhưng từ yêng hùng vẫn chưa “chết” đi thì đã xảy ra một sự phân công: “anh hùng” thì có sắc thái trung hòa còn yêng hùng thì mới mang hàm ý châm biếm, giễu cợt.
Tìm hiểu thêm: Cách dễ nhất để đặt lại mật khẩu trong Windows 10
>>>>>Xem thêm: 3 Cách tải file MP3 từ Youtube đơn giản ( Không cần phần mềm )
Mà từ “yêng” trong yêng hùng lại rất gần âm với “yên” trong “yên xe” nên người miền Nam mượn “yên” (xe) để gắn vào “yêng” (hùng). Với cách chơi chữ bằng kiểu biến âm này, từ “yên hùng” lại hàm chỉ các “quái xế” ngồi hoặc nằm trên xe máy phóng nhanh nhằm tỏ vẻ ta đây “anh hùng”…
Qua bài viết trên chúng tôi đã giải thích cho các bạn Yêng hùng nghĩa là gì. Đừng quên để lại bình luận cho chúng tôi để có thể giải đáp thắc mắc của mọi người nhé. Chúc các bạn một ngày mới vui vẻ.