Làm Marketing mà không biết StoryTelling là gì quả thật là thiếu sót lớn. Đây là phương thức giúp bạn lan tỏa, lan rộng câu chuyện của doanh nghiệp tới tệp khách hàng tiềm năng.
Bạn đang đọc: Storytelling là gì? Cách kể chuyện thu hút, tăng chuyển đổi data
I/ Storytelling là gì?
Thay vì những lời diễn thuyết khô khan, quảng cáo không có niềm tin thì Storytelling chính là thứ vũ khí đi vào lòng khán giả bằng câu chuyện chân thật, gửi gắm nhiều thông điệp của cả tập thể, doanh nghiệp.
Nghệ thuật kể chuyện bán hàng trong marketing rất phổ biến, nó mang tính thân thiện và gắn với thực tế cuộc sống.
Storytelling dưới con mắt của người kể chuyện chính là cây cầu nối cảm xúc của khách hàng với doanh nghiệp. 1 câu chuyện có tính lan tỏa, viral cao, vị thế doanh nghiệp cũng được nâng tầm trong mắt người tiêu dùng.
Trong marketing, kể chuyện không giới hạn phương thức truyền đạt, có thể là bài viết, video, bài hát, đoạn rap sôi động,..
XEM NGAY: Trend còn cái nịt là gì trên Facebook
II/ Cách viết Storytelling Marketing
Trên các phương tiện truyền thông, câu chuyện doanh nghiệp nhiều vô số kể. Tuy nhiên, bạn sẽ hòa vào đám đông hay trở thành kẻ khác biệt?
Nếu chỉ là người đại chúng, bạn sẽ sớm bị hòa tan và câu chuyện của bạn cũng vậy. Không có gì đặc biệt chính là giết chết sự sáng tạo và không tạo ra đơn hàng chuyển đổi.
1- Tìm ra góc nhìn đồng cảm
Cá nhân hóa – Định luật được nhiều sách báo, trang mạng chia sẻ và lặp lại như “1 suất mì ăn liền”. Vậy cá nhân hóa là gì? Storytelling là gì trong thế giới marketing cá nhân hóa?
Storyteller cần tìm ra góc độ nhìn nhận riêng, đứng dưới cảm nhận của khách hàng. Bạn luôn phải đặt mình vào người dùng, tìm xem đâu là lối suy nghĩ, hành động và góc nhìn của họ.
Chỉ có như vậy, công cuộc cá nhân hóa câu chuyện marketing mới thành công, chạm đến khách hàng tiềm năng.
Từ cái nhìn đó, doanh nghiệp của bạn đứng ở đâu, có giải pháp gì cho họ không? Đó là các bước tiếp theo của 1 người làm content.
2- Phác thảo ý tưởng cốt truyện
Sau khi đã có hiểu được góc nhìn của khách hàng thì việc tiếp theo là bạn cần phác thảo chúng. Cốt truyện bạn muốn truyền tải ở đây là gì? Chúng giải quyết vấn đề gì cho khách hàng và doanh nghiệp.
Nhiều bạn luôn thắc mắc Storytelling là gì mà sao thực hiện phức tạp vậy. Xin chia sẻ thêm, câu chuyện doanh nghiệp là yếu tố thúc đẩy sản phẩm vào tâm trí người dùng.
1 câu chuyện hay, cốt truyện tốt sẽ đưa thương hiệu lồng ghép tự nhiên vào đầu khách hàng. Chỉ khi đọng lại ấn tượng, sản phẩm – dịch vụ của bạn mới được lựa chọn giữa hàng ngàn option khác.
ĐỌC THÊM: Định nghĩa thảo mai là gì
3- Tinh chỉnh, đưa ra lựa chọn
Một storyteller chỉn chu sẽ không để cốt truyện của mình chỉ nằm trên giấy. Câu chuyện của mỗi doanh nghiệp mang sứ mệnh, tầm nhìn và tính cách riêng biệt.
Do đó bạn cần tinh chỉnh hoàn hảo nhất các chi tiết trong bản kế hoạch của mình sao cho phù hợp với doanh nghiệp.
Tìm hiểu thêm: Nhiệt độ CPU bao nhiêu là ổn? Nếu quá nhiệt thì sao?
Đồng thời, hãy lựa chọn kênh truyền thông, thời gian triển khai, cách thức lặp lại hay ý đồ chiến lược marketing để quá trình triển khai trơn tru, không gián đoạn.
1 câu chuyện hay là câu chuyện chạm đến cảm xúc, thôi thúc người ta phải chia sẻ, lan truyền rộng rãi.
Khi bắt tay vào viết, bạn hãy luôn suy nghĩ rằng làm sao để chúng được kể đi kể lại, trở thành xu hướng và nâng tầm thương hiệu.
III/ Làm thế nào để kể chuyện trong marketing cuốn hút, ra chuyển đổi?
Storytelling suy cho cùng là thu data khách hàng, ra đơn. Nếu chỉ đơn giản là bạn mang câu chuyện đi kể với từng khách hàng, thì mục tiêu đó sẽ không bao giờ thành công.
Để trở thành nhà kể chuyện chuyên nghiệp, đừng quên kết hợp nhiều công cụ khác trong marketing: digital, key visual, brand có sẵn,..
1- Chỉn chu, phù hợp với khách hàng
1 tác phẩm hay là tác phẩm nói những thứ người đọc cần. 1 câu chuyện thương hiệu tốt là khi bạn làm nó trở thành chuyện của chính khách hàng.
Đừng bỏ qua cơ hội gây ấn tượng với khách hàng của bạn bởi tính chỉn chu, cẩn trọng và luôn coi họ là duy nhất.
Hiểu được thuật ngữ, từ lóng,.. của khách hàng, kết hợp với câu chuyện doanh nghiệp sẽ mang tính lan tỏa và thân thiện hơn. Đó cũng là bí quyết giúp Storytelling thành công.
2- Lồng ghép khéo léo sản phẩm
PR khéo léo quả thực rất khó, bạn không nên ép buộc khách hàng phải mua hàng của mình bởi như vậy họ sẽ đề phòng, cảnh giác và loại bỏ sản phẩm của bạn ra ngoài.
Để hiểu rõ Storytelling là gì, bạn cần hiểu cách lồng ghép khéo léo sản phẩm xuyên suốt câu chuyện.
Đôi khi chỉ là sự xuất hiện của logo thương hiệu trong khung hình kết, hay cách nhân vật nhắc khéo đến tên sản phẩm,.. Câu chuyện lặp lại nhiều lần, sản phẩm, thương hiệu của bạn sẽ được biết tới rộng rãi hơn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Belike có nghĩa là gì
3- Tăng trải nghiệm từ ngoài và trong sản phẩm
Luôn thay đổi và trở thành người đánh giá nghiêm khắc nhất với câu chuyện của bạn là cách để bạn phát triển hơn.
Hãy trải nghiệm sản phẩm marketing của mình, đồng thời đặt bản thân về phía người dùng. Liệu rằng câu chuyện bạn đưa ra đã đủ thuyết phục chưa? Có giữ chân người dùng không?
>>>>>Xem thêm: C&B Là Gì? 3 Kỹ Năng Quan Trọng Nhất Trong Nghề C&B là gì?
Trong quá trình triển khai chiến dịch, đừng quên theo dõi bình luận, phản hồi của khách hàng để cải thiện trải nghiệm tốt nhất nhé!
Trên đây là những chia sẻ về Storytelling là gì, cách xây dựng và kể chuyện thuyết phục khách hàng của Ben Computer. Chúc các bạn thành công!