Influencer hiện đang được coi là quân át chủ bài, đảm nhiệm việc marketing trong các doanh nghiệp. Vậy, Influencer là gì, ngành nghề này dành cho những đối tượng nào, doanh nghiệp nên chọn influencer theo tiêu chí nào? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết thông qua bài viết dưới đây của Ben Computer, hãy tham khảo ngay nhé!
Bạn đang đọc: Influencer là gì? Làm sao để trở thành Influencer Marketing?
I. Influencer là gì?
Influencer được dịch là người có tầm ảnh hưởng. Đây là một cá nhân có lượng follow lớn trên các nền tảng xã hội như Facebook, Instagram…. có khả năng tác động và ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của khách hàng. Việc tác động đến hành vi mua hàng của người khác này dựa vào các yếu tố mà họ có như: quyền lực, địa vị hoặc các mối quan hệ.
Influencer là người có tầm ảnh hưởng để tạo ra hành vi mua sản phẩm của khách hàng
Thông qua việc sở hữu lượng follow lớn trên các trang mạng xã hội, họ sẽ lan truyền thông tin, kiến thức về một lĩnh vực cụ thể. Nhờ vậy, họ có khả năng thuyết phục một lượng khách hàng lớn cho các nhãn hàng. Sức ảnh hưởng của Influence càng cao thì các nhãn hàng càng mong muốn hợp tác để làm đại diện và quảng bá sản phẩm.
II. Nghề Marketing Influencer là gì?
Marketing Influence là việc sử dụng hình thức tiếp thị, quảng bá sản phẩm bằng những người có tầm ảnh hưởng. Thay vì truyền tải thông điệp bằng những hình ảnh, câu chữ, doanh nghiệp sẽ gián tiếp truyền bá thông tin sản phẩm đến khách hàng qua Influence.
Nghề Influencer marketing là sử dụng người có tầm ảnh hưởng để thúc đẩy doanh số bán hàng
Với lượng lớn người follow trên các trang mạng xã hội, doanh nghiệp sẽ chi trả tiền để cho Influence chia sẻ thông điệp sản phẩm trên trang cá nhân. Từ đó, khách hàng sẽ được tiếp cận và tin tưởng hơn về sản phẩm. Các thông điệp này có thể do doanh nghiệp tự đưa ra hoặc bản thân người đảm nhận Influence tự soạn.
Việc sử dụng Influence đã trở nên phổ biến trong các doanh nghiệp và là một hình thức marketing phù hợp với hiện tại. Chính vì thế, nghề Influence rất hấp dẫn, đặc biệt với các bạn trẻ. Bởi nó giúp đem đến mức thu nhập rất cao và có thể tiếp cận với nhiều doanh nghiệp trong cùng lúc.
III. Phân chia nhóm đối tượng Influencer
Hiện tại, Influencer được chia thành 3 nhóm: Vip hay Celeb, Influencer và Mass seeder.
- Nhóm 1: Vip (Celeb)
Đây là nhóm ưu tiên hàng đầu trong các doanh nghiệp với mức chi phí rất cao. Họ là những người nổi tiếng trong showbiz như ca sĩ, diễn viên hay MC… Celeb cũng có thể trở thành một đại sứ thương hiệu để quảng bá hình ảnh đến khách hàng.
Ca sĩ, diễn viên… thường nằm trong nhóm Celeb
- Nhóm 2: Influencer
Đây là các chuyên gia (blogger, vlogger…) về một lĩnh vực nào đó. Mức độ ảnh hưởng theo từng ngành nghề sẽ khác nhau. Các doanh nghiệp sẽ dựa vào lĩnh vực của họ để đưa ra lựa chọn làm người quảng bá sản phẩm.
Các blogger, vlogger nằm trong nhóm thứ 2
- Nhóm 3: Mass seeder
Đây là một nhóm nhỏ của các doanh nghiệp. Có nhiệm vụ seeding bằng cách chia sẻ lại các thông tin từ 2 nhóm trên. Đồng thời, còn chia sẻ và cung cấp thêm thông tin để tăng độ uy tín cũng như quảng bá sản phẩm cho doanh nghiệp.
Ngoài ra thì bạn cũng có thể phân chia Influencer theo số lượng người theo dõi như:
- Nano influencer: Từ 0 – 10.000 Follower
- Micro influencer: 10.000 – 100.000 Follower
- Macro influencer: 100.000 – 1.000.000 Follower
- Mega influencer: trên 1.000.000 Follower
IV. Các tiêu chí đánh giá Influencer là gì?
Influencer đang là một ngành nghề rất hot trong thời điểm kinh tế thị trường như hiện nay. Các doanh nghiệp cần dựa vào 4 tiêu chí sau để đánh giá và lựa chọn:
- Độ phủ (Reach)
Độ phủ sẽ được đánh giá dựa vào số lượng theo dõi của mỗi Influencer.
- Sự liên quan
Định vị thương hiệu và Influencer cần có sự liên quan. Nhãn hàng cần chú ý điểm này dựa vào những yếu tố như quan điểm sống, gu thời trang, tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân, lĩnh vực hoạt động, văn phong, thương hiệu cá nhân…
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn Sạc Pin đúng cách trên Laptop không bị chai
Cần có sự liên quan về nhiều yếu tố giữa nhãn hàng và Influencer
- Brand preference (khả năng thay đổi ý kiến khách hàng)
Điều này được thể hiện ở mức độ tương tác của người tiêu dùng với bài viết từ Influencer.
- Chỉ số cảm xúc
Việc đánh giá được chỉ số cảm xúc đem đến là tiêu cực hay tích cực của Influencer đối với nhãn hàng rất quan trọng. Bởi với một Influencer có quá nhiều scandal tiêu cực có thể sẽ khiến cho nhãn hàng cũng bị tẩy chay. Vì vậy, hãy hết sức chú ý điều này khi lựa chọn.
V. Làm thế nào để trở thành Influencer chuyên nghiệp?
Sau khi đã tìm hiểu nghề Influencer là gì, chắc hẳn có khá nhiều người quan tâm không biết làm sao để trở thành một Influencer. Dưới đây là các bước thực hiện dành cho bạn:
- Lựa chọn lĩnh vực phù hợp bản thân
Đầu tiên, bạn cần định hướng xem mình thực sự thích hợp với lĩnh vực nào. Bạn cần chọn theo lĩnh vực thật cụ thể và có đam mê, sở thích để thực hiện được tốt nhất.
Lựa chọn một lĩnh vực phù hợp cho bản thân là bước đầu tiên bạn cần làm
- Theo nguyên tắc “suy nghĩ cơ bản”
Khi bắt đầu, bạn chưa có gì trong tay. Đây cũng chính là lúc bạn có thể đưa ra những suy nghĩ cơ bản và dễ dàng nhất để thực hiện. Theo đó, bạn sẽ có được hướng đi mới không trùng lặp với những người đi trước trong cùng lĩnh vực.
- Lựa chọn kênh truyền thông
Facebook và Instagram đã là 2 kênh truyền thông mạnh mẽ nhất cho nghề Influencer. Trong vài năm trở lại đây, Tiktok cũng là một kênh đáng giá và có xu hướng bùng nổ. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn tùy theo lĩnh vực của mình. Đến bước này, bạn bắt đầu lên kế hoạch và thực hiện nội dung thôi!
VI. Điểm mặt các influencer nổi tiếng Việt Nam hiện nay
1. Sơn Tùng MTP
Có thể nói Sơn Tùng MTP là gương mặt quá đỗi quen thuộc với thế hệ Gen Z hiện nay. Với tài năng ca hát nổi bật và phong cách độc đáo, Sơn Tùng luôn có một lượng lớn fans khủng trên các kênh MXH như Facebook, Youtube, Instagram,… Đây là gương mặt luôn được các thương hiệu lớn săn đón nồng nhiệt.
2. Khoai Lang Thang
Nổi tiếng nhờ các Vlog về lĩnh vực du lịch, chàng trai Khoai Lang Thang ( tên thật là Đinh Võ Hoài Thương ) đã thu hút được hàng nghìn lượt theo dõi trên Youtube. Với những thước phim du lịch mang tính chân thực, cùng lối dẫn dắt lôi cuốn đã khiến anh chàng trở nên nổi tiếng khắp các mạng xã hội. Cùng nhờ đó mà Khoai Lang Thang đã trở thành gương mặt đại diện cho nhiều nhãn hàng nổi tiếng như: Samsung, Traveloka,…..
3. Huy Cung
Huy Cung được biết đến với vai trò là một Vlogger nổi tiếng với lối diễn hài hước, cách kể chuyện dí dỏm,… Những Video của anh không đơn giản chỉ là phản ánh những câu chuyện trong cuộc sống thường ngày mà anh còn thể hiện những ý kiến cá nhân không thể chê vào đâu được. Nhờ đó mà các kênh MXH của anh cũng đã thu hút một số lượng lớn Fans khủng và được mời làm đại diện quảng cáo cho một số thương hiệu như: Milo, Pepsi, Lipton, Closeup,…
>>>>>Xem thêm: 10 ứng dụng tuyệt vời dành riêng cho Macbook M1 2020 (phần 1)
Trên đây, các bạn đã được tìm hiểu Influencer là gì và các thông tin liên quan đến ngành nghề này. Hi vọng qua các thông tin này có thể giúp doanh nghiệp hiểu thêm về cách chọn theo từng tiêu chí. Đồng thời, cũng giúp các bạn mong muốn trở thành một Influencer có thể bắt tay thực hiện công việc của mình.