Tường lửa (Firewall) được thiết kế để ngăn không cho người dung truy cập trái phép các file và tài nguyên trên máy tính người dùng. Tuy nhiên không phải lúc nào tường lửa cũng hữu ích, trong một số trường hợp tường lửa có thể nguyên nhân khiến các ứng dụng diệt virus trên máy tính hoạt động không đúng cách,… Trong bài viết dưới đây Ben Computer sẽ hướng dẫn bạn 3 cách tắt tường lửa Windows 10.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn 3 cách tắt tường lửa Windows 10 đơn giản nhất
3 cách tắt tường lửa Windows 10
Cách 1: Tắt Firewall Windows 10 thông qua Control Panel
Để tắt tường lửa Windows 10 theo cách này, bạn thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: Nhấn và giữ Windows + X để mở menu, tại đây bạn cuộn lên tìm và click chọn Control Panel.
Bước 2: Trên cửa sổ tiếp theo, tìm và click chọn System and Security.
Bước 3: Click chọn tiếp Windows Firewall.
Bước 4: Tiếp theo tìm và click chọn tùy chọn Turn Windows Firewall on or off ở khung bên trái.
Bước 5: Chọn tùy chọn Turn off the Windows Firewall (not recommended) cho cả cài đặt mạng Private và Public rồi click chọn OK để lưu lại thay đổi.
Tìm hiểu thêm: Superfetch là gì? Có nên tắt Superfetch Services trên Win 10
Cách 2: Sử dụng ứng dụng Windows Security
Windows Security hiện có sẵn trên Windows 10, phiên bản 1703 và các phiên bản cao hơn.
Bước 1: Mở ứng dụng Windows Security bằng cách nhập từ khóa Windows Security vào khung Search trên Start Menu. Trên danh sách kết quả tìm kiếm, tìm và click chọn Windows Security để mở.
Bước 2: Trên cửa sổ Windows Security, tìm và click chọn Firewall & network protection.
Bước 3: Trên cửa sổ Firewall & network protection bạn sẽ thấy các cấu hình mạng khác nhau được liệt kê ở đây, bao gồm Domain Network, Private Network và Public Network. Nếu muốn bạn cũng có thể tắt tường lửa cho từng kết nối mạng riêng lẻ.
Bước 4: Chọn kết nối mạng bất kỳ, chẳng hạn Private Network. Tiếp theo trên cửa sổ cài đặt Private Network, bạn tìm và tắt thanh trượt nằm kế bên Windows Defender Firewall để tắt tường lửa.
>>>>>Xem thêm: Bão Cytokine là gì? Mức độ nguy hiểm của cơn bão Cytokine
Cách 3: Sử dụng tiện ích dòng lệnh tắt Firewall win 10
Ngoài những cách trên, bạn có thể sử dụng tiện ích dòng lệnh để tắt, vô hiệu hóa tường lửa trên Windows 10. Bên cạnh đó, các tùy chọn dòng lệnh cho phép người dùng script hoặc tự động hóa tác vụ.
Tắt tường lửa win 10 bằng lệnh NETSH
Lệnh NETSH được sử dụng để quản lý các cấu hình mạng trên máy tính, điển hình như trong trường hợp này là tường lửa hay Windows Firewall.
Sử dụng lệnh netsh advfirewall set c: để tắt tường lửa trên từng cấu hình mạng riêng lẻ hoặc tất cả cấu hình mạng.
– Lệnh netsh advfirewall set currentprofile state off: lệnh này tắt tường lửa cấu hình mạng hiện tại đang hoạt động hoặc được kết nối. Cho ví dụ, giả sử cấu hình mạng hiện tại là Domain network, lệnh này sẽ tắt tường lửa được cấu hình trên mạng Domain network.
– Lệnh netsh advfirewall set domainprofile state off: chỉ tắt trên cấu hình mạng Domain network.
– Lệnh netsh advfirewall set privateprofile state: chỉ tắt tường lửa trên Private network.
– Lệnh netsh advfirewall set publicprofile state off: chỉ tắt tường lửa trên Public network.
– Lệnh netsh advfirewall set allprofiles state off: tắt tường lửa trên tất cả cấu hình mạng.
Sử dụng Set-NetFirewallProfile PowerShell Cmdlet
Modul NetSecurity PowerShell được tích hợp sẵn trên Windows 10 cũng như Windows Server 2012 trở lên, và có chứa các lệnh cmdlet liên quan đến mạng và cấu hình bảo mật mạng. Một trong những lệnh Cmdlet phải kể đến Set-NetFirewallProfile PowerShell Cmdlet, được sử dụng để tắt tường lửa Windows 10.
Cú pháp Set-NetFirewallProfile có dạng như dưới đây:
– Tắt tường lửa cho từng cấu hình mạng riêng lẻ, sử dụng lệnh:
Set-NetFirewallProfile -Profile
– Tắt tường lửa cho tất cả cấu hình mạng sử dụng lệnh:
Set-NetFirewallProfile -All -Enabled False
– Tắt tường lửa trên cấu hình mạng Public, Private và Domain sử dụng lệnh:
Set-NetFirewallProfile -Profile Domain,Private,Public -Enabled False
Như vậy bài viết trên đây Ben Computer vừa hướng dẫn bạn 3 cách tắt tường lửa Windows 10. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp thêm cho bạn các thông tin hữu ích. Ben Computer chúc bạn thành công!