Hoạt động sao kê ngân hàng được thực hiện dựa vào nhu cầu xác thực tài chính, chứng thực tài chính hoặc kiểm tra tài chính. Hoạt động này có thể thực hiện tại ngân hàng, thực hiện online hoặc thông qua cây ATM một cách dễ dàng. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết hơn về sao kê là gì và các vấn đề liên quan nhé.
Bạn đang đọc: Sao Kê Là Gì? 4 Cách Thực Hiện In Sao Kê Dễ Dàng Nhất
I. Sao Kê là gì?
Sao kê hay còn gọi là sao kê tài khoản ngân hàng, là một hình thức liệt kê lại lịch sử thanh toán của cá nhân hay tổ chức một cách chi tiết nhất trong khoảng thời gian truy vấn. Trong bản sao kê sẽ liệt kê các hoạt động như: các khoản thu, các khoản chi, ứng tiền mặt,… Ngoài ra, bản sao kê còn tổng hợp đầy đủ tất cả những giao dịch tín dụng đến và đi trong tài khoản.
Sao kê là gì?
Chính vì lý do này mà bản sao kê tài khoản ngân hàng được xem là một trong những hình thức chứng minh tài chính bắt buộc trong những trường hợp cần chứng minh tài chính về mặt pháp lý. Như vậy là bạn đã hiểu chi tiết về sao kê là gì hay sao kê tài khoản ngân hàng là gì rồi nhé.
II. Các hình thức sao kê phổ biến hiện nay
Một số hình thức sao kê cơ bản bạn cần biết đó là:
1. Sao kê tài khoản trực tiếp tại chi nhánh ngân hàng
Sao kê tài khoản ngân hàng trực tiếp là hình thức chủ tài khoản đến chi nhánh ngân hàng và yêu cầu in sao kê.
Khi in sao kê trực tiếp, chủ tài khoản ngân hàng sẽ nhận được văn bản xác nhận có mộc đỏ chứng thực của ngân hàng. Nhờ vậy mà văn bản này có giá trị về mặt pháp lý cao nhất trong các hình thức sao kê.
Sao kê tài khoản ngân hàng trực tiếp tại chi nhánh
Mách nhỏ: Nếu bạn chưa biết sao kê lương là gì, thì bạn cũng có thể tham khảo hình thức sao kê tài khoản ngân hàng trực tiếp này. Hình thức sao kê lương chính là sao kê thu nhập theo hình thức trả lương căn cứ theo tài khoản đăng ký.
2. Sao kê tài khoản ngân hàng qua kênh trực tuyến
Sao kê tài khoản ngân hàng trực tuyến còn được gọi là sao kê online. Đây là hình thức sao kê được chủ tài khoản thực hiện trên ứng dụng Internet Banking.
Các thao tác thực hiện sao kê online cực kỳ dễ thực hiện. Nhưng chỉ có giá trị khi chủ tài khoản muốn kiểm tra, kiểm kê tài khoản chứ không có giá trị về mặt pháp lý khi bổ sung vào các thủ tục hành chính như hồ sơ chứng thực tài sản, hồ sơ vay vốn ngân hàng,…
Hình thức sao kê ngân hàng trực tuyến
III. Hướng Dẫn Thực Hiện Sao Kê Trực Tiếp Tại Ngân Hàng
Ngân hàng sẽ không in sao kê cho các chủ tài khoản nếu không được yêu cầu bằng văn bản. Trừ một số trường hợp ngoại lệ như đối với khách hàng sử dụng thẻ tín dụng sẽ được gửi sao kê định kỳ hàng tháng qua email.
Tìm hiểu thêm: Podcast là gì? Tất tần tật từ A-Z về Podcast mà bạn nên biết
Cách thực hiện sao kê tài khoản ngân hàng là gì?
Còn khi các chủ tài khoản yêu cầu sao kê tài khoản ngân hàng cần thực hiện theo quy trình sau:
- Bước 1: Chủ tài khoản đem theo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân đến bất kỳ chi nhánh ngân hàng hoặc phòng giao dịch ngân hàng nào để yêu cầu sao kê.
- Bước 2: Điền đầy đủ thông tin vào bản yêu cầu sao kê theo quy định của ngân hàng.
- Bước 3: Nhận in sao kê có dấu mộc đỏ xác thực của ngân hàng.
Lưu ý: Trước khi rời khỏi ngân hàng bạn cần kiểm tra lại bản in có rõ hay không, trên bản in sao kê đã có mộc đỏ hay chưa, thời gian cần in sao kê đã đúng theo nhu cầu hay chưa,…
IV. 4 cách thực hiện in sao kê tài khoản ngân hàng
Hiện nay có 4 hình thức sao kê tài khoản ngân hàng phổ biến nhất. Gồm:
1. In sao kê trực tiếp tại ngân hàng
Chủ tài khoản ngân hàng cần đến chi nhánh hoặc văn phòng giao dịch để thực hiện yêu cầu in sao kê như chúng tôi vừa hướng dẫn trên.
* Ưu điểm: Bạn có thể yêu cầu in sao kê trong thời gian dài với rất nhiều giao dịch được hiển thị chi tiết và đầy đủ.
* Nhược điểm: Tốn khá nhiều thời gian để chờ đợi tại ngân hàng, đặc biệt là vào những thời điểm cao điểm.
2. In sao kê ngân hàng tại ATM
In sao kê ngân hàng tại ATM
Việc in sao kê ngân hàng tại ATM được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hơn. Chủ tài khoản chi cần đến cây ATM nhập mã pin, rồi chọn chức năng “in sao kê” được hiển thị trên màn hình điều khiển.
* Ưu điểm của hình thức in sao kê tài khoản ngân hàng tại ATM là nhanh và tiện.
* Nhược điểm: chủ tài khoản chỉ có thể sao kê 10 giao dịch gần nhất.
3. Thông qua app internet banking
Đối với những khách hàng có đăng ký tài khoản internet banking có thể thực hiện in sao kê ngân hàng tại nhà bằng cách:
- Bước 1: Truy cập vào tài khoản internet banking trên máy tính đã được kết nối với máy in.
- Bước 2: Điền yêu cầu in sao kê trên phần mềm internet banking.
- Bước 3: Nhận bản in sao kê.
* Ưu điểm: Chủ tài khoản có thể in sao kê đầy đủ và chi tiết các giao dịch như thực hiện in sao kê trực tiếp tại ngân hàng mà không cần tốn thời gian chờ đợi tại các văn phòng và chi nhánh.
* Nhược điểm: Chỉ có giá trị sử dụng cá nhân không có giá trị pháp lý.
4. Sao kê điện tử
Hình thức sao kê điện tử nhanh chóng
Đây là hình thức xem sao kê từ tài khoản ngân hàng thông qua ứng dụng internet banking.
* Ưu điểm: Hình thức sao kê điện tử giúp chủ tài khoản quản lý hoạt động tài khoản hiệu quả hơn. Đồng thời tiết kiệm được chi phí in ấn.
* Nhược điểm: Không có giá trị pháp lý.
V. Sao Kê Tài Khoản Trực Tiếp Tại Ngân Hàng Có Mất Phí Không?
Quy định phí dịch vụ in sao kê tại mỗi ngân hàng sẽ có quy định khác nhau. Tuy nhiên, cách tính phí sao kê có phần tương đồng nhau, ví dụ như chi phí in sao kê sẽ được tính theo số trang giấy in. Với mức phí giao động từ 2.000 – 5.000 VND/trang A4. Đối với những khách hàng được hưởng ưu đãi đặc biệt từ ngân hàng có thể sẽ được miễn phí chi phí sao kê.
>>>>>Xem thêm: Cách lấy lại nick Facebook bị hách Email chỉ trong vòng một nốt nhạc
Chi phí in sao kê tài khoản ngân hàng là gì?
Như vậy, với những thông tin ở trên đây bạn đã có thể hiểu được sao kê là gì? Có những hình thức sao kê nào? Nếu bạn cần in sao kê tài khoản ngân hàng với mục đích bổ sung vào các hồ sơ pháp lý bạn nên chọn hình thức in sao kê trực tiếp tại ngân hàng. Trong trường hợp bạn chỉ cần sao kê để kiểm soát tài khoản cá nhân, bạn nên chọn hình thức sao kê điện tử hoặc in sao kê bằng internet banking để tiết kiệm thời gian và tiền bạc hiệu quả hơn.
Xem thêm bài viết liên quan:
- Tạm khóa báo có là gì? Tiền có thực sự vào được tài khoản hay không?