Thuật ngữ hệ điều hành là gì? chắc hẳn còn xa lạ với nhiều người, nhất là những người dùng chưa có nhiều kinh nghiệm. Thuật ngữ này xuất hiện chủ yếu khi nói về hệ các hệ điều hành Windows, macOS, Ubuntu, Linux, Android hay iOS. Vậy chính xác thì hệ điều hành là gì? Chức năng và thành phần hệ điều hành như thế nào? Bài viết dưới đây Ben Computer sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc này.
Bạn đang đọc: Hệ Điều Hành là gì? Top 7 Hệ Điều Hành phổ biến nhất 2021
I. Hệ điều hành là gì?
1. Khái niệm hệ điều hành là gì?
Hệ điều hành ( tên tiếng anh là OS hay Operating system ) là một chương trình phần mềm cần thiết để quản lý và vận hành thiết bị tính toán như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính, siêu máy tính, máy chủ web, đồng hồ thông minh, laptop,…
HĐH loại bỏ nhu cầu biết ngôn ngữ mã hóa để tương tác với các thiết bị điện toán, là lớp giao diện người dùng đồ họa (GUI), đóng vai trò như một nền tảng giữa người dùng và phần cứng máy tính. Ngoài ra, hệ điều hành quản lý phần mềm của máy tính và kiểm soát việc thực thi các chương trình.
2. Vai trò của hệ điều hành là gì?
Ở phần trên Ben Computer đã giải đáp cho bạn thắc mắc hệ điều hành là gì? Trong phần tiếp theo này bạn đọc cùng Ben tìm hiểu vai trò, chức năng của hệ điều hành là gì nhé.
1. Quản lý bộ nhớ
Bộ nhớ là tài nguyên phần cứng quan trọng đối với bất kỳ thiết bị máy tính nào, đóng vai trò để các chương trình hoạt động hoặc duy trì hoạt động khi không sử dụng. Ở đây HĐH hướng tài nguyên bộ nhớ đến các chương trình máy tính khác nhau và xử lý việc quản lý bộ nhớ để trải nghiệm không bị gián đoạn.
2. Quản lý bộ xử lý
Nếu bộ xử lý được ví như trái tim của máy tính thì hệ điều hành được ví như bộ não, quyết định xem process nào sử dụng tài nguyên của bộ xử lý khi nào và trong bao lâu, đồng thời tối ưu hóa bộ vi xử lý để có hiệu suất hoạt động hiệu quả.
3. Quản lý thiết bị
Máy tính là một tập hợp các tài nguyên phần cứng và phần mềm. Hệ điều hành quản lý các tài nguyên này để mọi thứ hoạt động mà không có xung đột xảy ra. Theo đó máy tính yêu cầu driver để phần mềm giao tiếp với phần cứng một cách hiệu quả thông qua OS.
4. Quản lý file dữ liệu
Theo dõi các thông tin liên quan đến việc tạo, xóa, chuyển, sao chép và lưu trữ các file một cách có tổ chức cũng như duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu được lưu trữ trong các file này, bao gồm cả cấu trúc thư mục file, ngăn chặn người dùng khác truy cập trái phép dữ liệu.
5. Bảo mật
Cung cấp các giải pháp kỹ thuật khác nhau để đảm bảo tính toàn vẹn và bí mật của dữ liệu người dùng, gồm các giải pháp bảo mật như:
– Bảo vệ chống lại truy cập trái phép thông qua đăng nhập.
– Bảo vệ chống lại truy cập trái phép bằng cách giữ cho Firefall hoạt động.
– Bảo vệ bộ nhớ hệ thống khỏi sự truy cập độc hại.
– Hiển thị các thông báo liên quan đến lỗ hổng hệ thống.
6. Phát hiện lỗi
Thỉnh thoảng, HĐH sẽ kiểm tra hệ thống xem có bất kỳ mối đe dọa bên ngoài hoặc hoạt động phần mềm độc hại nào không. Kiểm tra phần cứng để tìm bất kỳ lỗi, sự cố hư hỏng nào. Quá trình này hiển thị một số cảnh báo cho người dùng để có thể thực hiện hành động thích hợp đối với bất kỳ thiệt hại nào gây ra cho hệ thống.
II. Các thành phần của hệ điều hành là gì?
Để thực hiện các chức năng trên, hệ điều hành bao gồm các thành phần chính sau:
- Hệ thống quản lý tiến trình
- Hệ thống quản lý bộ nhớ
- Hệ thống quản lý nhập xuất
- Hệ thống quản lý tập tin
- Hệ thống bảo vệ
- Hệ thống dịch lệnh ( Shell)
- Quản lý mạng
Tìm hiểu thêm: Cách khắc phục chuột bị double click đơn giản nhất
II. Top 7 hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay
1. Hệ điều hành trên điện thoại
Hệ điều hành di động là hệ điều hành dành cho các thiết bị điện thoại thông minh, máy tính bảng và PDA. Một số hệ điều hành di động phổ biến nhất hiện nay gồm:
- HĐH Android: Đây là hệ điều hành trên điện thoại phổ biến nhất thế giới. HĐH Android dựa trên nền tảng Linux, được viết dành cho Smartphone cũng như máy tính bảng. Đây là hệ điều hành có mã nguồn mở với khả năng tùy biến rất sâu.
- HĐH iOS: Đây là hệ điều hành do Apple phát triển dành cho các thiết bị iPhone, iPad, iPod Touch. Mặc dù đây là một hệ sinh thái đóng nhưng rất đa dạng về số lượng và chất lượng.
- Windows Phone: Là bản nâng cấp của Windows Mobile do Microsoft phát hành vào năm 2010. Hệ điều hành này được đánh giá là chạy khá mượt mà, ổn định và giá rẻ. Khi nhắc đến hệ điều hành này thì chắc hẳn bạn sẽ không thể không nghĩ ngay đến dòng điện thoại Lumia của Nokia.
- BlackBerry OS: Đây là hệ điều hành độc quyền do BlackBerry Ltd phát triển dành riêng cho các dòng điện thoại BlackBerry. Có thể nói điểm nổi bật nhất của hệ điều hành BlackBerry OS đó chính là yếu tố bảo mật. Theo thông tin mới nhất thì gần đây, hãng công nghệ này đã ngừng hỗ trợ với nền tảng BlackBerry 10 và chuyển sang sử dụng HĐH Android.
2. Hệ điều hành máy tính phổ biến nhất hiện nay
Các hệ điều hành phổ biến nhất trên máy tính hiện nay có thể kể đến các HĐH sau:
- HĐH Windows: HĐH Windows hầu hết hiện nay đều được cài đặt sẵn trên máy tính. Đây là hệ điều hành được sử dụng phổ biến nhất trên máy tính cho đến thời điểm hiện tại.
- HĐH macOS: HĐH macOS hiện nay được cài sẵn trên hầu hết các dòng máy tính của Apple. Đây là HĐH có giao diện khá là đẹp và được nhiều người dùng đánh giá cao.
- HĐH Linux: Linux là một hệ điều hành mở và bạn có thể sửa bất kỳ vấn đề gì trên hệ điều hành này. Đây là hệ điều hành miễn phí và bạn sẽ không cần phải tốn bất kỳ một khoản phí nào để sỡ hữu nó. Tuy nhiên thì do là HĐH miễn phí nên là tính bảo mật sẽ không cao, nên có rất ít người sử dụng HĐH này.
>>>>>Xem thêm: 2 Cách kiểm tra Độ chai Pin trên Laptop Windows 10 dễ dàng
Đến đây chắc hẳn bạn đọc đã nắm được khái niệm hệ điều hành là gì? Chức năng của hệ điều hành là gì? Các hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay. Nếu có bất cứ thắc mắc gì cần chia sẻ bạn có thể comment xuống bên dưới để thảo luận cùng Ben Computer nhé!